Dịch vụ đào tạo lái xe ô tô

Thời gian đào tạo lý thuyết, thực hành lái xe ô tô là 3 tháng

Dịch vụ đào tạo Lái xe

Thời gian đào tạo lý thuyết, thực hành lái xe ôtô là 3 tháng

Quy trình học lái xe ô tô và sát hạch từ A đến Z

1. Học lái xe ô tô với phần lý thuyết và mô phỏng.

a. 600 câu lý thuyết.

Cấu trúc bộ câu hỏi lý thuyết lái xe ô tô gồm 7 chương với 600 câu luôn là thử thách lớn đối với những người học lái xe. Nắm được các hướng dẫn học lý thuyết lái xe ô tô mới nhất có thể giúp việc học trở nên dễ dàng hơn và đem lại thành tích tốt nhất trong kỳ thi.

Cấu trúc bộ câu hỏi học lý thuyết học lái xe ô tô

Theo quy định mới nhất hiện nay, bộ câu hỏi lý thuyết học lái xe ô tô bao gồm 600 câu hỏi chia thành 7 chương chính:

Chương 1: Khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ. Chương bao gồm 166 câu từ câu 1 - 166 với 45 câu điểm liệt.

Chương 2: Nghiệp vụ vận tải. Chương bao gồm 26 câu tiếp theo từ câu 167 - 192 và không có câu nào là câu điểm liệt.

Chương 3: Văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe. Chương 3 gồm 21 câu từ câu 193 - 213 và có 4 câu điểm liệt.

Chương 4: Kỹ thuật lái xe. Chương bao gồm 56 câu từ câu 214 - 269 và có 11 câu điểm liệt.

Chương 5: Cấu tạo và sửa chữa. Chương này bao gồm 35 câu từ câu 270 - 304.

Chương 6: Hệ thống biển báo hiệu đường bộ. Đây cũng là chương dài nhất với 182 câu, từ câu 305 - 486.

Chương 7: Giải thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. Chương 7 bao gồm 114 câu từ câu 487 - 600.

Tuy nhiên, cấu trúc bộ lý thuyết học lái xe ô tô này không áp dụng giống hệt với các hạng bằng khác nhau. Cụ thể: các hạng bằng B2, C, D, E và F sẽ cần học tất cả 600 câu trong bộ câu hỏi lý thuyết. Riêng đối với hạng bằng B1, người học sẽ được cắt giảm 26 câu ở chương 2 về nghiệp vụ vận tải và sẽ chỉ cần học 574 câu trong bộ đề.

Do có sự khác biệt về nội dung ôn tập theo từng hạng, nên các hạng bằng lái khác nhau cũng sẽ có cấu trúc đề thi khác nhau. Cụ thể:

Đối với hạng B1: gồm 30 câu hỏi: 1 câu khái niệm, 1 câu về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng, 6 câu về quy tắc giao thông, 1 câu về tốc độ và khoảng cách, 1 câu về văn hoá giao thông và đạo đức người lái xe, 1 câu về kỹ thuật lái xe, 1 câu về cấu tạo sửa chữa, 9 câu về hệ thống biển báo hiệu đường bộ, 9 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.

Đối với hạng B2: gồm 35 câu: 1 câu khái niệm, 1 câu về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng, 7 câu quy tắc giao thông, 1 câu về nghiệp vụ vận tải, 1 câu về tốc độ khoảng cách, 1 câu về văn hoá giao thông và đạo đức người lái xe, 2 câu về kỹ thuật lái, 1 câu về cấu tạo sửa chữa, 10 câu về hệ thống biển báo đường bộ, 10 câu giải thích các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.

Đối với hạng C: gồm 40 câu: 1 câu về khái niệm, 1 câu tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng, 7 câu về quy tắc giao thông, 1 câu về nghiệp vụ vận tải, 1 câu về tốc độ khoảng cách, 1 câu về văn hoá giao thông và đạo đức người lái xe, 2 về kỹ thuật lái xe, 1 câu về cấu tạo sửa chữa, 14 câu về hệ thống biển báo hiệu đường bộ, 11 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.

Đối với hạng D, E, F: gồm 45 câu: 1 câu về khái niệm, 1 câu về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng, 7 câu về quy tắc giao thông, 1 câu nghiệp vụ vận tải, 1 câu về tốc độ, khoảng cách, 1 câu về văn hoá giao thông và đạo đức người lái xe, 2 câu về kỹ thuật lái xe, 1 câu về cấu tạo sửa chữa, 16 câu về hệ thống biển báo hiệu đường bộ, 14 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. 

Người học cũng cần lưu ý thêm, theo cấp độ hạng bằng cao dần, thời gian thi và yêu cầu về điểm đạt với bài thi lý thuyết lái xe cũng sẽ tăng dần: 

Đối với hạng B1: 20 phút – phải đạt 27/30 câu

Đối với hạng B2: 22 phút – phải đạt 32/35 câu

Đối với hạng C: 24 phút – phải đạt 36/40 câu

Đối với hạnh D, E, F: 26 phút - phải đạt 41/45 câu

600 câu lý thuyết học lái xe ô tô.

b. 120 tình huống mô phỏng.

Phần mềm mô phỏng 120 tình huống giao thông được áp dụng vào chương trình dạy và học lái xe ô tô các hạng B1, B2, C, D, E, F… kể từ ngày 15/06/2022. Dựa trên những bổ sung quan trọng của Tổng cục đường bộ Việt Nam, 

Phần mềm này mô phỏng lại các tình huống thực tế khi tham gia giao thông, trong đó cấu trúc nội dung được chia ra như sau:

Chương I: Gồm 29 tình huống từ 01 – 29 xoay quanh các tình huống thực tế thường xuyên gặp phải khi tham gia giao thông trên đường phố trong khu đô thị, khu dân cư đông đúc

Chương II: Gồm 14 tình huống từ 30 - 43 xoay quanh các tình huống thực tế thường xuyên gặp phải khi tham gia giao thông trên đường ở nông thôn ở các đoạn đường gấp khúc, vào buổi tối, có gia súc, sử dụng đèn chiếu xa,...

Chương III: Gồm 20 tình huống từ 44 - 63 xoay quanh các tình huống thực tế như chuyển làn, vượt xe, phanh gấp, nhập làn, lùi trên cao tốc,…thường xuyên gặp phải khi tham gia giao thông trên đường cao tốc.

Chương IV: Gồm 10 tình huống từ 64 - 73 xoay quanh các tình huống thực tế khi điều khiển tham gia giao thông trên đường núi như vượt xe, lên dốc xuống dốc, khúc cua gấp,...

Chương V: Gồm 17 tình huống từ 64 - 90 xoay quanh các tình huống thực tế điều khiển giao thông trên quốc lộ như người đi bộ, giao cắt với đường sắt, vượt xe trên đường…

Chương VI: Gồm 30 tình huống từ 91 - 120 xoay quanh các tình huống va chạm thực tế khi tham gia giao thông hỗn hợp.

120 tình huống mô phỏng học lái xe ô tô.

2. Thực hành học lái xe ô tô.

a. Làm quen với xe ô tô tập lái.

Để có thể lái xe được an toàn và thuận lợi bạn cần nắm rõ một số bộ phận sau đây của xe trong quá trình học lái xe ô tô:

Túi khí: Tất cả các xe đều được trang bị, túi khí chỉ hoạt động khi bạn thắt dây an toàn.

Ghế lái: Điều chỉnh ghế lái ở tư thế ngồi thoải mái nhất trong quá trình lái xe.

Vô lăng lái xe: là bộ phận dùng để điều khiển chuyển động của xe.

Công tắc còi điện: nằm trên vô lăng, thường ở chính giữa của vô lăng để người lái xe bấm phát ra tín hiệu cho những người cùng lưu thông trên đường biết

Công tắc đèn xe: Dùng để bật/tắt các loại đèn trên xe như đèn pha, đèn cốt, đèn xi nhan.

Bàn đạp ly hợp – côn xe: Được thiết kế ở bên trái trục vô lăng, chức năng chính để khởi động xe, chuyên số hay dừng xe

Bàn đạp phanh chân: Nằm ở vị trí bên phải trục vô lăng, giữa bàn đạp côn và ga có chức năng làm giảm tốc độ cho xe khi di chuyển

Bàn đạp ga: Nằm ở phía bên trái của vô lăng, bên cạnh bàn đạp phanh dùng để tăng tốc độ cho xe khi di chuyển.

Phanh tay: Có tác dụng giảm tốc độ, dừng xe trên những đoạn đường dốc.

Công tắc gạt nước: Dùng để điều khiển cần gạt nước lấy tầm nhìn của xe

b. Học và nắm rõ những kỹ thuật lái xe ô tô cơ bản.

Bên cạnh việc làm quen với các bộ phận quan trọng trên xe ô tô trong quá trình di chuyển, bạn cần học và nắm rõ những kỹ thuật lái xe ô tô cơ bản để đảm bảo trong quá trình di chuyển được an toàn. Cụ thể:

Kỹ thuật quay đầu xe: Đây là kỹ năng cơ bản bắt buộc người học lái xe ô tô phải nắm rõ. Mặc dù là kỹ thuật cơ bản tuy nhiên không ít người gặp phải khó khăn trong thao tác này.

Do đó bạn cần thực hiện thuần thục kỹ năng này vì nó rất cần thiết khi tham gia giao thông thực tế. Khi thực hiện tốt kỹ năng quay đầu xe bạn sẽ thực hành dễ dàng hơn với 11 bài thi sa hình.

Một số bài thi thực hành đặc thù như: lái xe qua hàng đinh vuông góc, lái xe qua đường vòng quanh co, ghép xe vào nơi đỗ. Ngoài ra khi tham gia giao thông bạn sẽ gặp rất nhiều tình huống khác nhau. Những lúc thế này đòi hỏi bạn phải có được kỹ năng để vận dụng. Chẳng hạn như như đỗ xe, bạn phải có kỹ năng lùi xe cơ bản; khi lái xe trên đường 1 chiều, bạn cũng phải biết kỹ năng quay đầu.

c. Thực hành với 11 tình huống sa hình khi học lái xe ô tô.

Tình huống 1: xuất phát

Tình hướng 2: dưng xe nhương đường cho người đi bộ

Tình hướng 3: dưng xe và khởi hành xe ngang dốc

Tình huống 4: qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc

Tình huống 5: qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông

Tình huống 6: qua đường vòng quanh co

Tình huống 7: ghép xe vapf nơi đỗ

Tình huống 8: tạm dừng ơ chỗ có đường sắc chạy qua

Tình huống 9: thay đổi sô trên đường bằng

Tình huống 10: kết thúc

Tình huống 11: tính huống nguy hiểm.

– Từ bài thi sát hạch thực hành số 2 đến bài thi sát hạch thực hành số 9 thực hiện theo thứ tự phù hợp phương án bố trí mặt bằng tổng thể thực tế của Trung tâm sát hạch lái xe đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận.

– Trong quá trình sát hạch, thí sinh phải thực hiện đúng trình tự, chấp hành quy tắc giao thông đường bộ, giữ động cơ hoạt động liên tục, tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; tốc độ xe chạy (trừ bài thi sát hạch thực hành thay đổi số trên đường bằng) không quá 20 km-h đối với xe hạng C, E, không quá 24 km/h đối với xe hạng B, D; nếu không thực hiện được sẽ bị trừ điểm như quy định tại các bài sát hạch.

– Trong sân, ngoài khu vực các bài sát hạch, thí sính sẽ gặp tình huống nguy hiểm; tình huống này xuất hiện ngẫu nhiên, bất ngờ. Kể từ khi có tín hiệu báo tình huống nguy hiểm (tiếng loa báo tín hiệu nguy hiểm và đèn đỏ trên xe bật sáng), nếu không phanh dừng xe trong thời gian 3 giây bị trừ 10 điểm; nếu không ấn nút để bật tín hiệu nguy hiểm trên xe trong thời gian 5 giây bị trừ 10 điểm; khi hết tín hiệu báo tình huống nguy hiểm, nếu không ấn nút tắt tín hiệu nguy hiểm trên xe trước khi đi tiếp bị trừ 10 điểm; nếu không thực hiện được các thao tác trên bị trừ 10 điểm.

11 tình huống sat hạch sa hình.

d. Chạy đủ số kilomet quy định với từng hạng GPLX được giám sát bởi thiết bị DAT.

SỐ TT

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ TÍNH

HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

Hạng B1

Hạng B2

Hạng C

Học xe số tự động B11

Học xe số cơ khí B1

1

Số km thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên

km

290

290

290

275

2

Số km thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên

km

710

810

810

825

Tổng số km thực hành lái xe/01 học viên

km

1000

1100

1100

1100

3. Thi tốt nghiệp khi đã hoàn thành khoá học lái xe ô tô.

Thi tốt nghiệp các khóa học bằng lái ô tô không phải là một bài thi quá khó. Đây thực chất chỉ là một đợt thi nhằm giúp học viên vững tâm lý, có một lần thi thử để sẵn sàng cho một bài thi chính thức và lấy được bằng lái. Tuy nhiên, tấm bằng sơ cấp này cũng là một loại giấy tờ không thể thiếu để học viên trở thành thí sinh chính thức

Học viên sau đó sẽ tham gia kỳ thi tốt nghiệp lái xe do trung tâm trực tiếp tổ chức. Giám khảo và người chấm thi đều là giáo viên tại trung tâm đào tạo. Nếu đậu kỳ thi tốt nghiệp này thì học viên sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp.

Hiểu một cách đơn giản thì sau khi học xong lý thuyết và thực hành, học viên phải làm 1 bài kiểm tra để được cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Chứng chỉ này không có giá trị thay thế giấy phép lái xe. Tuy nhiên, phải có chứng chỉ tốt nghiệp thì học viên sau đó mới được tham dự kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô do Sở hoặc Bộ GTVT tổ chức. 

4. Thi sát hạch sau khi hoàn thành khoá học lái xe ô tô.

Chia làm 4 phần sát hạch. học viên phải đạt từng phần mới được sát hạch phần tiếp theo theo thứ tự: lý thuyết → mô phỏng → sa hình → đường trường.

Nếu không đạt phần nào thì học viên đăng ký sát hạch lại lần tiếp theo, khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng ký lại

 a. Thi lý thuyết.

Thi lý thuyết với số câu tường ứng với các hạng giấy phép lái xe:

Đối với hạng B1: 20 phút – phải đạt 27/30 câu

Đối với hạng B2: 22 phút – phải đạt 32/35 câu

Đối với hạng C: 24 phút – phải đạt 36/40 câu

Đối với hạnh D, E, F: 26 phút - phải đạt 41/45 câu

b . Thi mô phỏng.

Mỗi học viên sát hạch với 10 tình huống mô phỏng ngẫu nhiên, trong mỗi tình huống có 05 mốc điểm: 

+ 5 điểm: thời điểm bắt đầu có dấu hiệu phát hiện ra tình huống nguy hiểm, lái xe cần xử lý.

+ 0 điểm: mốc thời điểm mà xử lý từ thời điểm này vẫn xảy ra tai nạn.

Học viên lựa chọn được giữa 2 mốc này sẽ đạt mức điểm tương ứng từ 5-4-3-2-1 điểm (điểm tối đa cho mỗi tình huống là 5đ).

=> tổng điểm đạt sat hạch của 10 tình hưống mô phỏng là 35 điểm

c. Thi 11 tình huống trong sa hình.

Số điểm tối thiểu đạt sát hạch là 80 điểm.

Thời gian trong bài thi sa hình đối với từng hạn:

+ hạng B1: 18 phút

+ hạng B2: 18 phút

+ hạng C,E : 20 phút

+ hạng D: 15 phút.

d. Thi chạy đường trường.

Mỗi học viên sẽ được chạy 2km đường trường, bên cạnh có sát hạch viên ngồi bên kiểm tra phần thi của từng học viên.

5. Nhận Giấy phép lái xe.

Học viên đạt tất cả 4 phần sát hạch, thường khoảng 20 ngày sẽ nhận GPLX tại trung tâm đào tạo lái xe.

Hình ảnh nội dung giấy phép lái xe ô tô.

Xem thêm: Quy trình đăng ký học lái xe ô tô.

Quý học viên cần hỗ trợ thêm thông tin vui lòng liên hệ:

Trung Tâm Đào Tạo lái xe ô tô 

Văn Phòng: 106 Đường 34, P, Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM.

Hotline : 0938.369.398

Email: ttdaylaixeoto@gmail.com

Thông tin hữu ích

HOTLINE
0938.369.398
Chúng tôi trên Social

Copyright 2019 @ All Rights Reserved.

0938.369.398